Thời tiết mùa đông lạnh khiến lượng tiết mồ hôi giảm đi làm mất đi độ ẩm cần thiết, khi đó da trở nên thô ráp, nứt nẻ và bong tróc. Làn da khô lúc này sẽ bị xỉn màu, thâm sạm và nhăn nheo vì thiếu độ ẩm trầm trọng làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, cấp ẩm cho làn da mùa đông bằng các loại mặt nạ dưỡng ẩm là không thể thiếu. Nhưng sử dụng mặt nạ cũng cần có cách dùng đúng cách nếu không muốn có tác dụng phụ. Tham khảo ngay những lưu ý khi dùng mặt nạ dưỡng ẩm mùa đông dưới đây.
1. Cách dùng mặt nạ dưỡng ẩm mùa đông theo loại da
Dành cho da khô
Mùa đông là “khắc tinh” với da khô, khiến da bong tróc, nứt nẻ và chảy máu. Vì vậy, so với các loại da khác, da khô cần được chú trọng cấp ẩm nhiều nhất. Mặt nạ dưỡng ẩm cho da khô nên dùng loại không chứa dầu, có tác dụng kiềm dầu, sát khuẩn và bổ sung độ ẩm. Mặt nạ có chứa các thành phần nha đam, bơ, yến mạch, dầu dừa, vitamin E, sữa, nghệ… là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn có làn da khô, bạn có thể thoải mái sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm 3 – 4 lần một tuần.
Dành cho da dầu
Nếu bạn có làn da nhờn và dễ bị mụn trứng cá, mặt nạ than và đất sét là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Mặt nạ điều trị mụn thường chứa các thành phần như Acid Salicylic và Benzoyl Peroxide. Những thứ này có thể gây kích ứng da của bạn nếu sử dụng hàng ngày. Tốt nhất là sử dụng chúng 1-2 lần một tuần.
Dành cho làn da nhạy cảm
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn nên cẩn thận hơn với mặt nạ và các thành phần. Cũng giống như những người có làn da khô, bạn nên đắp mặt nạ dưỡng ẩm, có thể sử dụng hàng ngày hoặc ba lần một tuần. Tránh bất kỳ mặt nạ nào có chứa hóa chất và hương thơm nhân tạo.
2. Thời gian thích hợp để đắp mặt nạ dưỡng ẩm vào mùa đông
Chúng ta có thể đắp mặt nạ dưỡng ẩm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và trước khi đắp nên làm sạch da. Tuy nhiên, để mặt nạ phát huy hiệu quả cao thì ban đêm chính là thời điểm thích hợp. Ban đêm là khoảng thời gian bạn nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc và học tập, tạm gác lại mọi suy nghĩ, giải tỏa stress và căng thẳng. Vào ban đêm, chu trình tái tạo da nhanh hơn nên da hấp thụ các dưỡng chất từ mặt nạ tốt hơn.
Hơn nữa, đắp mặt nạ dưỡng ẩm vào ban đêm sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng không phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không khí ô nhiễm nên hạn chế tổn thương, tác dụng phụ và tăng khả năng thẩm thấu chất dinh dượng vào da tốt hơn.
Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi điều này tuỳ thuộc vào sở thích và thời gian rảnh của mỗi người hơn. Đắp mặt nạ dưỡng ẩm vào buổi trưa sẽ giúp bạn có thêm sinh khí để có thể tiếp thêm năng lượng cho công việc sau thời gian nghỉ ngắn ngủi. Hoặc, mặt nạ giấy sẽ phục hồi cảm giác nóng ran, khô khan sau khi tiếp xúc với môi trường nắng nóng bên ngoài.
3. Đắp mặt nạ dưỡng ẩm trong thời gian bao lâu?
Thường thì trên mỗi loại mặt nạ nhà sản xuất thường ghi rõ thời gian nên đắp. 15 – 20 phút là khoảng thời gian phổ biến nhất. Nhưng cũng có những loại như lotion mask thì chỉ nên đắp trong 3 phút. Không nên tham đắp quá thời gian quy định. Vì khi đó dưỡng chất sẽ bị hút ngược lại thay vì thẩm thấu vào làn da.
15 đến 20 phút là thời gian vừa đủ để da hấp thụ nước và dưỡng chất trong mặt nạ dưỡng ẩm. Nếu bạn để mặt nạ trên da lâu hơn, da không thể hấp thụ thêm nữa, mà nước trong mặt nạ cũng bị bay hơi khiến da bị mất nước theo.
4. Thay đổi thói quen sống hằng ngày
Các cách chăm sóc da mùa đông sẽ hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học. Cơ thể khỏe mạnh thì làn da cũng được cải thiện đáng kể nhờ:
Uống nhiều nước hơn vào mùa đông: ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước giúp tăng khả năng dưỡng ẩm cho làn da một cách tự nhiên từ sâu bên trong.
Ăn uống các loại rau củ quả có lợi cho làn da.
Ngủ đủ 7-8 tiếng, không thức quá khuya vì sau 11h giờ là thời gian thải độc của gan.
Dùng nước tắm vừa đủ ấm. Không ngâm nước quá lâu sẽ làm da khô, mất chất dầu tự nhiên trên da.
Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên ngay sau khi tắm hay rửa mặt.
Tập thể dục giúp tăng khả năng bài tiết của da giúp khỏe khắn, tươi trẻ hơn.
Tin khác