Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý khớp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe hệ xương khớp. Nhận biết sớm bệnh để có phương án điều trị kịp thời là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến diễn tiến của bệnh. Bạn có thể nghĩ đến khả năng mắc viêm khớp dạng thấp nếu gặp một số triệu chứng dưới đây.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không
Cách đây 5 năm, bà Phương (55 tuổi ở Nam Định) bị sưng đau khớp bàn tay và khớp cổ tay hai bên. Bà Phương chủ quan chỉ đắp vài loại lá theo thầy lang gần nhà mà không điều trị kết hợp với mất cứ một phương pháp nào khác. Ban đầu, bà Phương cảm nhận các cơn đau và sưng giảm rõ rệt. Tuy nhiên, được một thời gian thì các khớp tay của bà lại bị sưng đau tái lại nhiều lần, đau nhiều hơn. Đến khi quyết định đi khám thì bà được bác sĩ chẩn đoán là viêm khớp dạng thấp hiện đã biến dạng nhẹ khớp bàn tay hai bên.
Ở thời điểm phát hiện, bệnh viêm khớp dạng thấp của bà Phương đã tiến triển dẫn đến điều trị vô cùng khó khăn. Thậm chí việc tổn thương các khớp đã ảnh hưởng ra nhiều khớp bao gồm khớp cổ chân, bàn chân chứ không còn khu trú tại khớp tay. Theo nhận định từ các chuyên gia, trường hợp không nhận biết sớm bệnh viêm khớp dạng thấp gặp khá phổ biến hiện nay. Hầu hết các trường hợp gặp biến chứng biến dạng khớp, phá hủy khớp, mất khả năng lao động hoặc tàn phế đều nằm trong số này.
Hình 1: Vai trò của nhận biết sớm bệnh viêm khớp dạng thấp là rất quan trọng
Cách nhận biết sớm bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh ảnh hưởng chủ yếu lên khớp. Ngoài ra, bệnh có thể tác động đến các cơ quan khác của cơ thể như phổi, hệ tạo máu, tim mạch. Dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp là đau và sưng khớp. Khớp viêm có thể sưng, nóng, song thường ít tấy đỏ, khớp đau khi sờ nắn hoặc khi vận động khớp thụ động.
Bệnh nhân lưu ý, sưng khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp có thể là sưng nề phần mềm quanh khớp hoặc sưng tại khớp. Sưng tại khớp thường kèm theo các dấu hiệu của tràn dịch khớp. Bệnh có thể bắt đầu ở một khớp và không đối xứng, chẳng hạn như khớp gối, song đa số các trường hợp trong vòng vài tuần đến vài tháng sẽ phát triển thành viêm nhiều khớp với tính chất đối xứng. Thông thường viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới các khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần, khuỷu, vai, háng, gối, cổ chân và các khớp nhỏ ở bàn chân.
Hình 2: Đau khớp có tính chất đối xứng hai bên là dấu hiệu điển hình của viêm khớp dạng thấp
Lời khuyên cho bệnh nhân có dấu hiệu bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, trong độ tuổi khoảng từ 30 đến 60 tuổi. Mặc dù nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp cho đến nay vẫn chưa được làm rõ nhưng các chuyên gia có chung nhận định di truyền là một yếu tố gia tăng khả năng mắc viêm khớp dạng thấp. Nếu trong nhà bạn có người thân cùng huyết thống đã từng phát hiện mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, thì bạn nên cẩn trọng hơn với căn bệnh này.
Việc kiểm soát tốt cân nặng, thường xuyên duy trì tập luyện mỗi ngày, chế độ dinh dưỡng hợp lý, làm việc đúng tư thế sẽ giúp bạn phòng ngừa sớm viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, một phương pháp tích cực hơn nữa trong việc dự phòng sớm viêm khớp dạng thấp, tăng cường sức khỏe hệ xương khớp bằng thường xuyên sử dụng thực phẩm bổ sung như con vẹm xanh, glycosaminoglycan, MSM, sụn cá mập, dầu cá tự nhiên,…đã được chứng minh tác dụng hạn chế đáng kể nhiều bệnh lý xương khớp.
Hình 3: Dự phòng sớm viêm khớp dạng thấp bằng kết hợp thực phẩm bổ sung là giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay
Tin khác