Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và là đối tượng ưu tiên mà muỗi và các loại côn trùng nhắm tới. Côn trùng cắn bé không chỉ gây sưng, ngứa, viêm da mà còn tiềm ẩn truyền nhiễm nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù vậy, nhiều bà mẹ lại nắm giữ những bí kíp xử lý vết côn trùng cắn bé khác nhau cũng như các loại thuốc trị vết côn trùng cắn bé khác nhau. Đã và đang có không ít sai lầm mẹ dễ mắc phải khi chăm sóc bé bị côn trùng cắn hiện nay.
Chủ quan với vết côn trùng cắn bé
Rất nhiều bà mẹ cho rằng hầu hết các vết côn trùng cắn bé chỉ ửng đỏ trong thời gian ngắn rồi sẽ tự khỏi mà không phải can thiệp gì. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp côn trùng căn bé để lại hậu quả nặng nề với nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả một vùng nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng, kết tập tiểu cầu…, có thể đe dọa tính mạng của bé nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời.Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, chính bởi vậy mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi côn trùng cắn bé.
Hình 1: Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, mẹ đừng chủ quan khi côn trùng cắn bé
Xử trí vết côn trùng cắn bé bằng phương pháp dân gian không phù hợp
Kem đánh răng, mật ong, nước cốt chanh, dầu xanh…là những “phương thuốc” dân gian mà các bà thường truyền lại cho các mẹ để xử trí cho con mỗi khi bị côn trùng cắn. Tuy nhiên đã có không ít trường hợp vết côn trùng cắn bé trở nên trầm trọng hơn do sử dụng phương pháp dân gian không phù hợp.
Sử dụng nước cốt chanh hay mật ong tuy làm giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn và có thể gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm tấy vết côn trùng cắn bé. Dầu xanh có chứa chất Methyl Salicylat, tuy là một chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, nhưng rất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.Khi xoa dầu xanh ở diện rộng còn có thể làm rối loạn thân nhiệt. Kem đánh răng nếu được thoa ở những vùng da nhạy cảm như cạnh mắt thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Hình 2: Nhiều bài thuốc dân gian đươc sử dụng trong trường hợp côn trùng cắn bé không khoa học gây hại cho sức khỏe của trẻ
Lưu ý cho mẹ khi xử trí vết côn trùng cắn bé
Cồn trùng cắn bé thường gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên hành đông gãi nhiều lên vết côn trùng cắn bé lại làm gia tăng hoạt chất histamin kích thích cảm giác ngứa mạnh hơn. Vết gãi cũng sẽ làm tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo.Hãy tránh tối đa việc để bé gãi vào vùng có vết côn trùng cắn
Khi bị côn trùng cắn bé, mẹ cần xem có ngòi độc hay không để lấy ra và làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc các chất sát trùng. Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm đau và sưng đỏ.
Hiện nay có một số loại thuốc trị vết côn trùng cắn bé, sáp trị vết thương do côn trùng cắn chứa các hoạt chất từ thiên nhiên an toàn nhưng lại rất hiệu quả trong việc làm dịu, giảm ngứa đồng thời có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy vết côn trùng cắn bé mau lành. Điển hình là sản phẩm Sáp trị vết thương do côn trùng cắn ATTEUNE được nhập khẩu 100% từ Hàn Quốc. Đây là sản phẩm lý tưởng mẹ có thể tham khảo lựa chọn làm công cụ đắc lực trong xử trí vết côn trùng cắn bé.
Hình 3: Sáp trị vết thương do côn trùng cắn ATTEUNE được nhập khẩu 100% từ Hàn Quốc là sản phẩm lý tưởng mẹ có thể tham khảo lựa chọn làm công cụ đắc lực trong xử trí vết côn trùng cắn bé.
Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu tổn thương da nặng như phồng lên, rát, đau, bé mệt mỏi, sốt cao thì mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Tin khác