Củ sâm tươi Hàn Quốc để phục hồi sức khỏe đang là xu hướng phổ biến ở nước ta hiện nay. Có rất nhiều cách sử dụng củ sâm tươi Hàn Quốc phát huy tối đa công dụng của củ sâm tươi.
❂ Cách ngâm củ sâm: Nhân sâm tươi là loại sâm vừa được thu hoạch từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ khi mua sâm tươi về, bạn cũng sơ chế qua bằng việc cắt phần núm rễ ( lô sâm) trên đầu củ sâm ( do phần này người ta giữ lại cho củ sâm thêm đẹp chứ không những không có tác dụng mà còn gây buồn nôn cho người sử dụng), đặc biệt chỉ nên sử dụng sâm tươi khi đã rửa sạch đất với nước. Sau đó bạn cần loại bỏ phần lá, rễ hỏng, rồi đem rửa sạch đất, cát, để ráo nước. Lưu ý trong quá trình rửa sâm các không nên nhúng cả củ sâm vào chậu nước mà dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng phần đất bám trên củ sâm.
❂ Cách sử dụng củ nhân sâm tươi đơn giản nhất là cắt thành từng lát mỏng, ngậm và nhấm từng ít một sau đó nuốt cả bã. Ngày dùng 2 đến 6g (tương đương 3 đến4 lát).Hoặc lấy một ít nhân sâm tươi cho vào máy xay sinh tố, xay cùng sữa tươi để uống hằng ngày. Hoặc có thể cắt thành từng lát đem ngâm với mật ong trong bình thủy tinh. Khi ăn lấy từng lát sâm ngậm trong miệng một lúc rồi nhai miếng sâm rồi nuốt. Hoặc phổ biển và bảo quản tốt nhất là đem ngâm rượu. Số lượng củ nhân sâm tươi khoảng100g-120g/1 lít rượu. Chọn loại rượu ngon và đảm bảo vệ sinh đổ cho ngập củ sâm và đậy nín nắp lại. Sau 3 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày dùng 1 đên 2 ly nhỏ khoảng 30ml.
❂ Hoặc cắt nhỏ nấu chung với cháo ta sẽ có món cháo sâm, vo sạch 100g gạo tẻ, thêm 3g nhân sâm (dạng bột hoặc thái lát mỏng), cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm (tránh dùng nồi sắt), đổ nước vào và đậy kín nắp. Bỏ lên bếp nấu thành cháo. Một số cách khác khi dùng củ sâm tươi như trà sâm, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…
❂ Cách sử dụng củ sâm Hàn Quốc: Sau khi mua củ sâm Hàn Quốc về, lột một lớp vỏ mỏng, đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, hoặc nhúng củ sâm tươi vào nước sôi rồi tẩm đường vài ngày, phơi hoặc sấy khô; lúc đó vỏ sâm có màu trắng ngà hoặc trắng sữa nên được gọi là bạch sâm. Bạch sâm mềm, xốp, mùi thơm, vị ngọt; có thể bảo quản lâu dài. Tùy theo hình dáng, kích cỡ, thành phần mà bạch sâm được phân thành nhiều loại: bạch sâm củ khô, bạch sâm thân khô, bạch sâm rễ khô hay còn gọi là bạch sâm nguyên trạng, trực sâm, khúc sâm, bán khúc sâm…
❂ Các cách chể biến củ sâm tươi: Pha trà uống: Củ sâm cắt thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1 đến 2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy. Hoặc có thể sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1 đến2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm Hoặc nấu cháo ăn: Nhân sâm 3g, cắt lát, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu chất bổ dưỡng từ sâm dễ dàng hơn.
Tin khác