Thời gian gần đây, lượng bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế do đau nhức xương khớp hậu covid 19 có xu hướng gia tăng. Covid 19 giống như một cơn bão mà khi nó đi qua thì hậu quả mà nó để lại và dư âm thì vẫn còn đó. Tổn thương phổi, ho kéo dài, bệnh lý về tâm thần kinh và bệnh lý xương khớp như đau nhức các khớp tay, chân, gối, đau vai…là những vấn đề sức khỏe mà bệnh nhân hậu covid 19 phải đối mặt
Đau nhức xương khớp nhiều hơn dù mắc covid 19 không triệu chứng
Dịch bệnh covid 19 lan rộng, anh Nam (43 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) được xác định dương tính với covid 19 sau một chuyến công tác tại Hồ Chí Minh mặc dù anh không hề có triệu chứng nào của bệnh. Vượt qua quá trình điều trị trong khu cách ly kéo dài 21 ngày, anh Nam được khẳng định âm tính nhiều lần với Sars-Cov-2. Những tưởng cơn bão Covid 19 đã qua đi, một tháng sau khi khỏi bệnh anh Nam lai có cảm giác đau nhức xương khớp và yếu các khớp xương hơn so với trước.
Chỉ cần ngồi lâu một chút, anh Nam lại thấy đau lưng. Khi leo cầu thang, chỉ bước đến tầng thứ 2 là đầu gối anh Nam nhức mỏi, đuối sức, không bước tiếp được. Tay chân của anh thỉnh thoảng bị tê bì như có kim châm, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng vì các cơn đau nhức xương khớp âm ỉ…
Theo các chuyên gia, đau nhức xương khớp là một trong các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải sau 2-14 ngày mắc Covid-19 với tỷ lệ khoảng 15%. Tuy nhiên, sau khi đã âm tính với virus vài tuần hoặc vài tháng, có nhiều bệnh nhân than phiền về các triệu chứng yếu hoặc đau ở xương, sưng khớp, cứng khớp, tê nhức chân tay…. Đây là hội chứng Covid kéo dài hay hội chứng hậu Covid-19.
Hình 1: Nhiều người bị đau nhức xương khớp do hội chứng hậu covid 19
Tìm hiều nguyên nhân đau nhức xương khớp hậu covid 19
Các báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy có ít nhất 20-30% người bệnh khỏi Covid-19 gặp triệu chứng đau nhức xương khớp. Lý giải về tình trạng này, các chuyên gia cho rằng viêm khớp, đau nhức xương khớp gặp ở bệnh nhân hậu covid 19 có nhiều nguyên nhân.Trước hết, Sars-Cov-2 có thể khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, phản ứng quá mức và tự tấn công chính các cơ quan khỏe mạnh của cơ thể, trong đó có các khớp xương như khớp gối, khớp vai, mắt cá chân, cổ tay, hông… Tình trạng này gọi là viêm khớp tự miễn, có thể xảy ra ngay cả khi bệnh nhân đã hồi phục Covid-19.
Tiếp đó, các tác dụng không mong muốn của thuốc Corticosteroid dùng trong điều trị Covid-19 cũng có thể gây ảnh hưởng xương khớp như loãng xương, teo cơ…Giảm tần suất vận động trong thời gian điều trị Covid-19, tình trạng chán ăn trong thời kỳ mắc bệnh khiến dinh dưỡng cho cơ thể không đầy đủ… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh đau nhức xương khớp sau khi đã âm tính với Sars-Cov-2.
Hình 2: Tình trạng rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch, sử dụng thuốc corticosteroid, thiếu vận động và dinh dưỡng không đảm bảo là những nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp hậu covid 19
Xử trí với đau nhức xương khớp hậu covid 19
Người bệnh đã từng mắc covid 19 cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình dù đã khỏi bệnh, ngay cả khi bạn không gặp triệu chứng gì khi đang dương tính với Sars-Cov-2. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng theo kế hoạch luyện tập thể dục khoa học mỗi ngày để duy trì sự dẻo dai của hệ xương khớp, phòng ngừa đau nhức xương khớp. Hãy cố gắng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho dù khẩu vị của bạn có thể thay đổi hoặc kém đi sau khi đã mắc covid 19. Hãy uống đủ nước mỗi ngày đồng thời kiêng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì đây chính là những mối nguy hại có thể dẫn đến đau nhức xương khớp.
Người bệnh cũng được khuyên nên bổ sung các tinh chất từ thiên nhiên vừa có tác dụng cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp, vừa giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp cho sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp xương. Tinh chất con vẹm xanh là một thành phần được biết đến không chỉ đảm bảo những tiêu chí kể trên, thành phần trong con vẹm xanh còn có khả năng điều hòa miễn dịch, giúp hạn chế những rối loạn đáp ứng miễn dịch cho Sars-Cov-2 gây ra.
Hình 3: Một số thành phần bổ sung có thể giúp hạn chế đau nhức xương khớp do hội chứng hậu covid 19
Tin khác