Thời gian gần đây thì thời tiết có đặc điểm thay đổi liên tục giữa ngày và đêm, bà Lan (50 tuổi ở Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu cảm nhận thấy khớp gối của mình thường xuyên đau mỏi. Thời gian qua ảnh hưởng của dịch covid 19 khiến bà không thường xuyên đi bộ bên ngoài nữa. Đến khi các cơn đau mỏi khớp gối làm cho bà Lan không leo cầu thang được, bà đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán thoái hóa khớp gối độ 2. Thoái hóa khớp gối là bệnh gì, đâu là những triệu chứng cảnh báo bệnh thoái hóa khớp gối là nỗi băn khoăn không chỉ riêng bà Lan mà còn của nhiều người khác.
Thoái hóa khớp gối là bệnh gì
Con người chúng ta không tránh khỏi tình trạng thoái hóa theo thời gian và tuổi tác, thoái hóa khớp gối cũng là một bệnh không nằm ngoài trong số đó. Với đặc điểm là một khớp phải làm việc nhiều, chịu tải trọng lớn của cơ thể thì khớp gối chính là khớp dễ bị tổn thương và thoái hóa nhất trong cơ thể.
Thoái hóa khớp gối được xem là hậu quả của quá trình sinh học và cơ học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn khớp. Lớp sụn khớp bị bào mòn dần, không còn đảm đương được vai trò lớp đệm giúp cho hoạt động trơn tru thông thường của khớp.Đồng thời dịch khớp không còn tiết đầy đủ và chất lượng để bôi trơn khớp.Quá trình này làm hẹp khe khớp, xuất hiện gai xương, viêm và hạn chế vận động.
Hình 1: Thoái hóa khớp gối được xem là hậu quả của quá trình sinh học và cơ học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn khớp
Những ai dễ mắc thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp và đặc biệt thoái hóa khớp gối là căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay, thường gặp ở những người cao tuổi. Thống kê cho thấy có khoảng 35% người trên 35 tuổi có vấn đề về thoái hóa khớp gối.Tỷ lệ có vấn đề về thoái hóa khớp gối ở những người trên 60 tuổi là 100%. Có thể thấy rằng thoái hóa khớp gối là căn bệnh không phải của riêng ai. Tuy nhiên, không phải ai bị thoái hóa khớp gối cũng sẽ bị đau và phải điều trị.
Bên cạnh yếu tố tuổi tác thì thoái hóa khớp gối cũng là căn bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Bệnh thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, người lười vận động. Những người đã từng gặp tai nạn, chấn thương ở đầu gối cũng là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp gối.
Hình 2: Tuổi tác, béo phì, tính chất công việc là những yếu tố chính ảnh hưởng đến đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp gối
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Ban đầu, các triệu chứng của thoái hóa khớp gối có thể chưa rõ ràng, chỉ xuất hiện những cơn đau khi vận động liên tục, đứng hoặc ngồi một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên theo thời gian và tiến triển của bệnh, các triệu chứng đau mỏi sẽ biểu hiện rõ ràng hơn, người bệnh thoái hóa khớp gối bị hạn chế vận động nhiều, đi lại khó khăn, thường xuyên bị cứng khớp vào buổi sáng, có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển. Bệnh có thể xuất hiện các đợt viêm khớp gối gây sưng nóng đỏ đau, thậm chí có thể tràn dịch. Ở giai đoạn cuối của thoái hóa khớp gối, bệnh nhân có thể mất khả năng di chuyển và phải chuyển sang làm phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.
Hình 3: Người bệnh cần hết sức chú ý chăm sóc sức khỏe xương khớp từ sớm vì thì thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu thường khó cảm nhận triệu chứng
Tin khác