Cháy nắng nhẹ thường mất 2-3 ngày để hồi phục trong khi những trường hợp nặng cần mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt là nếu xuất hiện mụn nước, phồng rộp và bong tróc da.
Trên thực tế, Debra Jaliman, bác sĩ da liễu tại thành phố New York cho biết, cháy nắng hay rám nắng là một cơ chế tự bảo vệ để chống lại tác hại của tia cực tím (UV). Cơ thể sản sinh ra hắc sắc tố melanin nhờ các tế bào da mang tên melanocyte.
Theo Tổ chức Ung thư Da Hoa Kỳ, melanin làm nhiệm vụ bảo vệ da và yếu tố di truyền sẽ quyết định một người có thể sản xuất bao nhiêu hắc sắc tố này. Khi lượng melanin tạo ra không đủ để chống lại tác động của việc tiếp xúc lâu dài với tia UV, ADN ở các lớp trên của tế bào da sẽ bị phá hủy, dẫn tới hiện tượng bỏng còn gọi là cháy nắng.
Da bị cháy nắng (bỏng nắng) là hiện tượng lớp ngoài cùng của da bị tổn thương do tia cực tím gây nên. Tia Uv trong ánh nắng mặt trời tác động lên da và làm tổn hại các sợi collagen và elastin tồn tại ở lớp trung bì và hạ bì.
Khi tiếp xúc trong một khoảng thời gian dài khiến cho lớp biểu bì của da bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng cháy nắng và làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác như lão hóa da, sạm nám, bong da và ung thư da.
Đã có những khách hàng chia sẻ với Paula’s Choice rằng họ bị cháy nắng mặc dù họ đã bôi kem chống nắng trước đó. Vì vậy chúng tôi muốn bạn lưu ý, bạn vẫn có thể bị bỏng ngay cả khi đã thoa kem chống nắng, thường là vì một trong những lý do sau:
Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, làn da của bạn sẽ phải chịu tác động mạnh từ hai loại tia tử ngoại UVA và UVB, lúc này trên da có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
Da bị cháy nắng không chỉ làm giảm đi tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu không thực hiện các biện pháp khắc phục và bảo vệ sẽ khiến cho làn da ngày càng suy yếu, dễ kích ứng, lão hóa nhanh.
Để xử lý da bị cháy nắng và khắc phục các triệu chứng khó chịu như: đau rát, ngứa ngáy bạn cần tiến hành thực hiện theo các bước sau:
Bước đầu tiên trong quy trình xử lý da bị cháy nắng mà bạn cần làm là rửa sạch vùng da đó bằng cách dùng nước mát.
Lưu ý:
Đắp mặt nạ hay thoa gel lô hội (nha đam) giúp làm dịu vết cháy nắng, bổ sung độ ẩm cần thiết cho da và thúc đẩy quá trình phục hồi da diễn ra nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ có sẵn trong nhà bếp như dưa leo, cà chua, sữa chua…
Trong quy trình phục hồi da cháy nắng không thể bỏ qua bước này. Kem dưỡng ẩm iúp phục hồi màng ẩm tự nhiên của da, tạo rào cản bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường, giữ cho làn da không bị khô, bong tróc, duy trì làn da khỏe mạnh.
Da bỏng nắng sẽ làm cho tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn nên uống thêm các loại nước ép trái cây giàu vitamin A, C, E như: nước cam, nước chanh, cà chua, bưởi… để tăng cường sức đề kháng, giúp da khỏe đẹp.
Ngoài những điều bạn nên làm để khắc phục da cháy nắng, có một số điều bạn không nên làm để đảm bảo rằng bạn đang phục hồi da theo cách tốt nhất có thể để làm dịu tác hại của ánh nắng mặt trời.
Cách đơn giản nhất để tránh bị cháy nắng và tác hại của ánh nắng mặt trời là không ra ngoài trời. Nhưng điều đó là không khả quan. Để ngăn ngừa cháy nắng hiệu quả bạn cần thoa kem chống nắng phù hợp với da trước khi ra khỏi nhà và áp dụng các biện pháp chống nắng khác.
Sau đây là cách bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời, tránh nhận hậu quả da cháy nắng:
Tin khác