Xử trí khi bị vết thương do côn trùng cắn và những điều cần biết

Nhiều loại côn trùng  như muỗi, bọ chét, ve,…tấn công làn da của chúng ta có thể làm sưng đỏ, ngứa, đau. Mặc dù hầu hết các trường hợp côn trùng cắn đều không  nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó để lại những cảm giác khó chịu và bất tiện cho cơ thể, đặc biệt là với làn da non nớt của trẻ nhỏ. Khi bị vết thương do côn trùng cắn, nhiều người có thói quen bôi trực tiếp lên da những loại dầu nóng. Liệu cách xử lý này có thực sự đúng đắn và an toàn với làn da. Dưới đây là những kiến thức cần biết và xử trí khi bị vết thương do côn trùng cắn.

Có nên bôi dầu nóng lên vết thương do côn trùng cắn?

Mỗi lần cháu nhỏ hay người trong nhà bị vết thương do côn trùng cắn thì các bà hay các mẹ thường dùng dầu xanh để bôi lên da một cách nhanh chóng. Thực tế là cảm giác nóng rát do dầu gió gây ra sẽ làm cho chúng ta quên đi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Theo đó chúng ra sẽ không gãi để làm tổn thương da. Tuy nhiên, nhiều loại dầu nóng do có thành phần nồng độ cồn cao nên có thể gây kích ứng da, đặc biệt là làn da của trẻ nhỏ và có thể dẫn tới sưng đỏ ở vùng da bôi thuốc. Một số trường hợp da nhạy cảm còn có thể xuất hiện bọng nước ở vị trí đã xoa dầu nóng, rất nguy hiểm. Bởi vậy, trước khi thực hiện việc điều trị vết thương do côn trùng cắn bằng dầu nóng, bạn cần chú ý đến mức độ kích ứng của da, thành phần nồng độ cồn trong sản phẩm bạn sử dụng.

xu ly khi bi vet thuong do con trung can va nhung dieu can biet1

Hình 1. Bôi dầu nóng mỗi khi bị vết thương do côn trùng cắn là thói quen xử trí của nhiều người

Khi bị vết thương do côn trùng cắn thường bôi thuốc mỡ liệu có đúng không?

Thuốc mỡ là một trong những sản phẩm thường có trong tủ thuốc gia đình từ thời xưa. Mặc dù chưa rõ trong típ thuốc mỡ chứa thành phần gì nhưng nó thường được sử dụng trong rất nhiều tình huống có tổn thương trên da, bao gồm trường hợp bị vết thương do côn trùng cắn.

Thực tế là thành phần thông thường của các típ thuốc mỡ sẽ có tác dụng kháng sinh, chống viêm.Tuy nhiên các thành phần này lại không giống nhau ở các loại típ thuốc mỡ khác nhau cũng như sự phù hợp với các loại da khác nhau là không đồng nhất. Nếu sử dụng loại thuốc mỡ không phù hợp có thể làm do da nhiễm vi trùng, vi nấm hoặc vùng da bị vết thương do côn trùng cắn teo mỏng lại. Nhất là đối với làn da của trẻ em còn rất non nớt.

Nếu trẻ bị vết thương do côn trùng cắn thì những loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng cần sử dụng nếu có chỉ là những loại cực kỳ nhẹ dịu và tốt nhất là nên có thành phần từ tự nhiên.

xu ly khi bi vet thuong do con trung can va nhung dieu can biet2

Hình 2: Cẩn trọng thói quen bôi thuốc mỡ khi bị vết thương do côn trùng cắn

Làm sao để giảm ngứa ngáy khi bị vết thương do côn trùng cắn?

Điều khó chịu nhất khi bị vết thương do côn trùng cắn chính là cảm giác ngứa ngáy mà nó gây ra. Muỗi và côn trùng thông qua vị trí tiếp xúc với làn da sẽ tiết ra một loại dịch tiết có tính chất giống như một dị ứng nguyên.Tác nhân này xâm nhập vào da, kích thích cơ thể phản ứng lại bằng cách sinh ra các kháng thể chống lại dị nguyên lạ.Khi đó các tế bào trong cơ thể sẽ được nhận tín hiệu và phóng thích ra các chất trung gian gây viêm, và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Có nhiều cách để giảm ngứa ngáy khó chịu khi bị vết thương do côn trùng cắn. Một số thuốc có thành phần kháng histamin có thể giúp cơ thể giảm bớt các phản ứng kích ứng với dị nguyên. Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc kháng histamin cũng là yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi quyết định sử dụng. Một số thành phần tinh dầu thảo dược tự nhiên như  tinh dầu hoa cúc la mã, tinh dầu cúc kim tiền, tinh dầu tràm trà, tinh dầu hoa anh thảo cũng có tác dụng làm dịu, đồng thời kháng khuẩn kháng viêm giúp giảm ngứa ngáy và tổn thương khi bị vết thương do côn trùng cắn.

xu ly khi bi vet thuong do con trung can va nhung dieu can biet3

Hình 3: Một số loại tinh dầu thảo dược tự nhiên có thể giảm ngứa ngáy khi bị vết thương do côn trùng cắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Bản quyền thuộc Whikorea.vn