Với đặc điểm thời tiết khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi để muỗi và các loại côn trùng phát triển. Trẻ em chính là đối tượng có làn da nhạy cảm và mỏng manh nên rất dễ bị tổn thương do côn trùng cắn bé. Dưới đây chuyên gia sẽ mách bạn cách nhận diện vết đốt côn trùng cắn bé để xử trí đúng cách.
Nhận diện vết muỗi đốt
Trong việc nhận diện vết đốt côn trùng cắn bé thì muỗi là loại hay gặp nhất. Hầu hết vết muỗi đốt sẽ khiến da trẻ nổi lên những nốt tấy đỏ có kích thước tương tự như trái sơ ri. Tình trạng này diễn ra là do dịch tiết của muỗi bơm vào da để giúp chống đông máu, đồng thời giúp bôi trơn cho quá trình hút máu dễ dàng hơn. Chính dịch tiết này đã sản sinh ra những hoạt chất hóa học làm kích ứng hệ miễn dịch còn ngây thơ của trẻ, từ đó dẫn tới hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy. Khi trẻ càng khó chịu với vết muỗi đốt và gãi thì vết muỗi đốt sẽ càng sưng to hơn.
Khi nhận thấy xung quanh bé có muỗi và thấy da của bé xuất hiện vết mỗi đốt thì mẹ cần nhanh chóng dùng nước ấm hoặc nước muối để làm sạch vùng da tổn thương. Sau đó mẹ thấm khô bằng khăn sạch và đừng quên sử dụng các loại sáp hoặc kem bôi muỗi đốt để giúplàm dịu cơn ngứa, giảm sưng tấy, mẩn đỏ, ngừa thâm sẹo cho bé. Đây chính là điều đầu tiên mẹ cần lưu ý khi nhận diện vết côn trùng cắn bé và xử trí đúng cách.
Hình 1: Hầu hết các vết muỗi đốt bé sẽ để lại nốt tấy đỏ có kích thước tương tự như trái sơ ri
Nhận diện vết kiến cắn bé
Bên cạnh nỗi lo muỗi đốt thì kiến cắn bé cũng là một loại cần nhận diện vết côn trùng cắn bé khá phổ biến. Giống như vết muỗi đốt, vết cắn của kiến cũng khiến cho da trẻ mần lên những nốt nhỏ màu hồng.Tuy nhiên đặc điểm của vết kiến cắn bé nếu là loại kiến thông thường thì mức độ lan đỏ ít hơn và thường lồi lên trên bề mặt da nhiều hơn so với vết muỗi đốt.Lúc bị đốt, trẻ sẽ có cảm giác đau đớn cục bộ như bị bị tiêm.Thường thì vết cắn của kiến sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ, trừ trường hợp đó là kiến lửa đỏ.
Nọc của kiến lửa đỏ thường chứa nhiều độc tố, có thể khiến da trẻ tổn thương với mức độ lan rộng hơn, có mủ hoặc thậm chí dẫn tới sốc phản vệ trên toàn cơ thể. Cảm giác khi bị kiến lửa đỏ cắn cũng sẽ khó chịu hơn kiến thường rất nhiều, nhói buốt, dai dẳng. Cách nhận diện vết côn trùng cắn bé và xử trí trong trường hợp này cũng tương tự khi bé bị muỗi đốt. Tuy nhiên nếu kiến đốt bé có hình thành mun nhọt sưng đỏ nhiều, hoặc cơ thể bé có biểu hiện tím tái bất thường thì mẹ cần đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất, tránh chủ quan có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Hình 2: Tùy và loại kiến khác nhau mà cha mẹcần xử trí khác nhau và nên chú ý hơn trong những trường hợp loại kiến cắn bé là kiến độc
Nhận diện vết ong đốt
Khác với vết muỗi đốt hay kiến cắn hay nhận diện vết côn trùng cắn bé khác, ong là loài côn trùng tồn tại phổ biến xung quanh chúng ta nhưng vết đốt của nó lại luôn mang theo nọc độc. Chính bởi vậy mà việc nhận diện vết ong cắn bé cũng dễ dàng phân biệt với sự hiện diện của một nọc độc được cắm trên da bé ở giữa phần da sưng tấy.
Ong đốt có loại không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe con người, ví dụ như ong mật. Tuy nhiên cũng có loài có thể gây chết người với trên 10 vết chích như ong đất, ong vò vẽ.Với vết đốt của ong, trước tiên cha mẹ cần xác định loài ong gây vết thương trên da trẻ. Nếu là ong thường có thể dùng nhíp lấy các vòi chích còn vướng trên da bé. Sau đó chườm đá lạnh để giúp vết đốt bớt sưng, đau, rát.Vệ sinh vết ong đốt với nước muối hoặc nước sạch, lau khô và mẹ đừng quên sử dụng kem bôi hoặc sáp buôi vết côn trùng cắn để giúp kháng viêm, dịu da và nhanh liền sẹo. Đây là bước quan trọng trong tất cả các trường hợp nhận diện vết côn trùng cắn bé và xử trí đúng cách.
Hình 3: Mẹ đừng quên sử dụng kem bôi hoặc sáp buôi vết côn trùng cắn để giúp kháng viêm, dịu da và nhanh liền sẹo trong xử trí vết ong đốt cho bé.
Tin khác