Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm giảm đau đối với xương khớp

Thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp còn được gọi viết tắt là thuốc NSAIDs. Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay để giúp cải thiện triệu chứng cho các bệnh lý xương khớp và nhiều bệnh lý khác nữa Ngay sau khi sử dụng, thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp có thể mang lại cho  người bệnh cảm giác dễ chịu tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn sau khi uống thuốc nhờ làm dịu các cơn đau và tác dụng chống viêm. Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc để cải thiện triệu chứng mà không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.Quan trọng hơn, tác dụng phụ của thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp là điều mà bệnh nhân rất đáng lưu tâm.

Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp đối với dạ dày

Thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp NSAIDs là một nhóm thuốc bao gồm các thuốc có hoạt tính chống viêm và không chứa nhân steroid. Một số thuốc thông dụng của nhóm này như diclofenac, meloxicam, piroxicam, celecoxib, etoricoxib,…Nhóm này bao gồm nhiều dẫn  chất có thành phần hoá học khác nhau nhưng có chung cơ chế tác dụng là ức chế các chất trung gian hoá học gây viêm, quan trọng nhất là prostaglandine – điều này lý giải phần lớn các hiệu quả của thuốc, đồng thời cũng giải thích tác dụng phụ của nhóm thuốc chống viêm không steroid.

Prostaglandin là chất có vai trò chính trong việc duy trì lớp nhầy dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố gây hại như axit dịch vị.Vì vậy, khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp, bên cạnh tác dụng giảm viêm giảm đau xương khớp thì bệnh nhân lại bị hại dạ dày.Đặc biệt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày thì đây được coi là các thuốc cần phải tránh xa.

tac dung cua thuoc khang viem giam dau xuong khop1

Hình 1: Tác dụng phụ trên tiêu hóa là vấn đề các bác sĩ và người bệnh phải đối mặt khi sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp

Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp đối với huyết áp

Thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp NSAIDs được chia thành hai nhóm chính, được gọi là thuốc ức chế không chọn lọc và thuốc ức chế có chọn lọc. Sử dụng thuốc ức chế không chọn lọc sẽ phát sinh nhiều tác dụng không mong muốn về tiêu hóa (viêm, loét, thủng dạ dày tá trạng, ruột non…). Nhóm thuốc ức chế có chọn lọc có  ưu  thế là tác dụng không mong muốn về  tiêu hóa thấp, xong cần hết sức thận trọng trong các trường hợp có bệnh lý tim  mạch như suy tim sung huyết, bệnh lý mạch vành…

Các nghiên cứu ở quy mô lớn mang tầm Quốc tế đã cho thấy rằng, việc sử dụng dài hạn thuốc kháng viêm giảm đau xương khớpsẽ gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân không có bệnh lý tăng huyết áp trước đó, và đặc biệt gây tăng huyết áp rõ rệt ở những bệnh nhân đã bị tăng huyết áp. Nghiên cứu của tác giả Rutschitzka F et al đăng tải trên tạp chí tim mạch Châu Âu năm 2017 đã chỉ ra những con số đáng báo động. Ở bệnh nhân sau 4 tháng được điều trị liên tục bằng thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp, ghi nhận có 10% bệnh nhân sẽ có bệnh tăng huyết áp mới mắc nếu sử dụng thuốc celecoxib và tỷ lệ này tăng lên lần lượt là 19% và 23% nếu sử dụng thuốc naproxen và ibuprofen.

tac dung cua thuoc khang viem giam dau xuong khop2

Hình 2: Thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp sẽ gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân không có bệnh lý tăng huyết áp trước đó, và đặc biệt gây tăng huyết áp rõ rệt ở những bệnh nhân đã bị tăng huyết áp

Nguyên tắc sử dụng thuốc thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp

Với những tác dụng phụ đi phổ biến đi kèm của thuốc kháng viêm giảm đau xương khớpđã được đề cập đến ở trên, các chuyên gia đã đưa ra những khuyến cáo về nguyên tắc sử dụng các thuốc này:

  • Dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, nên bắt đầu bằng loại thuốc kháng viêm giảm đau xương khớpcó ít tác dụng không mong muốn nhất. Cần thận trọng ở các đối tượng có nguy cơ: tiền sử dạ dày, tim mạch, dị ứng, suy gan, suy thận, người già, phụ nữ có thai… và chỉ dùng thuốc dựa trên sự cân nhắc giữa lợi và hại khi dùng thuốc.
  • Nên bắt đầu bằngthuốc kháng viêm giảm đau xương khớpliều thấp nhất, không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu có hiệu quả. Dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng…
  • Không sử dụng đồng thời hai hoặc nhiềuthuốc kháng viêm giảm đau xương khớp, vì kết hợp các thuốc trong nhóm không tăng hiệu quả mà gây tăng tác dụng không mong muốn.
  • Nên dùng đường uống do thuốc được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa.

tac dung cua thuoc khang viem giam dau xuong khop3

Hình 3: Thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp được khuyên sử dụng thận trọng ở liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Bản quyền thuộc Whikorea.vn