Ai cũng từng bị đau lưng ít nhất một vài lần trong đời. Đau lưng có thể thoáng qua, tự thuyên giảm nhưng nó cũng có thểlà triệu chứng dai dẳng kéo dài và là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý xương khớp mãn tính có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về đau lưng và những điều cần lưu ý để đối phó với căn bệnh khó chịu này.
Đau lưng là gì
Trong cơ thể của chúng ta, lưng là vùng có cấu trúc phức tạp, nơi có nhiều khớp xương, cơ bắp, dây chằng đi qua. Vùng lưng cũng là nơi chứa các dây thầnkinh, các mạch máu quan trọng kiểm soát toàn bộ hoạt động của phần dưới cơ thể. Nếu chúng ta không may bị tổn thương đến một trong những vùng này đều có thể gây ra đau lưng.
Đau lưng là hiện tượng rất hay gặp phải ở người trưởng thành. Theo nghiên cứu khoa học, có khoảng 90% người trưởng thành có triệu chứng đau lưng và có đến 50% trong số đó bị đau kéo dài trong nhiều năm. Đây là tình trạng đau ở vùng lưng trong thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài. Lưng được chia làm nhiều phần khác nhau nhưng phổ biến hay gặp là triệu chứng đau phần thắt lưng hay còn gọi là đau lưng dưới.
Hình 1: Có khoảng 90% người trưởng thành có triệu chứng đau lưng và có đến 50% trong số đó bị đau kéo dài trong nhiều năm
Nguyên nhân nào dẫn đến đau lưng
Đau lưng có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó thường gặp nhất là đau lưng do một số bệnh lý xương khớp bao gồm thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hoá khớp sống lưng.
- Đau lưng do thoát vị đĩa đệm: Giữa những đốt sống lưng là các đĩa đệm làm từ sụn cứng, bên trong có chứa chất dịch đặc, có tác dụng giảm sóc và hấp thụ lực. Khi phần đĩa này bị xẹp khô đi, xẹp xuống sẽ khiến cho nó có thể bị lệch ra ngoài, ép vào dây thần kinh gây nên tình trạng đau lưng.
- Đau lưng do gai cột sống: Gai cột sống tạo ra từ sự hình thành của các xương thừa xung quanh đốt xương sống, các “gai” này có thể ép vào dây thần kinh khiến bệnh nhân bị đau lưng kèm theo cảm giác tê nhức hay yếu vùng chân.
- Đau lưng do thoái hóa khớp sống lưng: Thoái hóa khớp do phần sụn chèn giữa các đốt sống lưng bị mòn, dẫn đến xương bị ép trực tiếp gây ra cơn đau. Cơn đau thường thuyên giảm khi bệnh nhân nằm xuống, do giảm áp lực trực tiếp lên đốt sống lưng.
Bên cạnh đó, đối với những người thừa cân, béo phì thì nguy cơ mắc bệnh đau lưng là rất cao. Thói quen hút thuốc lá cũng sẽ làm cho tình trạng đau lưng nghiêm trọng hơn. Nếu chúng ta thường xuyên duy trì những tư thế sai, còn gọi là những tư thế xấu, điển hình như khi khiêng đồ nặng, kéo vật nặng thì đây chính là những nguyên nhân dễ dẫn đến giãn hay tổn thương dây chằng, cơ bắp gây đau lưng.
Hình 2: Những lý do thường gặp gây đau lưng bao gồm thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hoá khớp sống lưng
Lời khuyên cho người bị đau lưng
Trước hết, người bệnh đau lưng không nên chủ quan khi gặp phải triệu chứng này, mà nên theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng hơn để có biện pháp xử trí kịp thời.Nếu cơn đau lưng làm bạn khó chịu, hãy bắt đầu từ những biện pháp can thiệp đơn giản nhất bao gồm chườm nóng hoặc chườm lạnh đều có tác dụng giảm đau lưng do cắt tín hiệu của dây thần kinh.
Nếu cơn đau lưng không được cải thiện và tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn, bạn có thể lựa chọn giảm đau lưng bằng một số sản phẩm có thành phần thảo dược. Hiện nay, có một số sản phẩm có chứa các thành phần như con vẹm xanh, glucosamin, sụn cá mập, dầu cá tự nhiên, omega 3,…là những thành phần có tác dụng chống viêm, giảm đau tự nhiên mà không lo ngại về tác dụng phụ ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác.
Thuốc tân dược có thể coi là lựa chọn sau cùng nếu cơn đau lưng vẫn không được cải thiện. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời trong thời gian ngắn. Việc duy trì chế độ luyện tập, dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với thường xuyên sử dụng thực phẩm bổ sung tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp chính là bộ ba kết hợp hiệu quả giúp kiểm soát bệnh đau lưng lâu dài.
Hình 3: Thực phẩm bổ sung giúp hỗ trợ giảm đau lưng tự nhiên mà không lo ngại tác dụng phụ, đồng thời tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp
Tin khác