Khi bạn bị đau ở vị trí nào đó trên cơ thể, mong ước lớn nhất của bạn lúc này là giảm đau. Thật may mắn khi ngày nay cùng với sự tiến bộ của nền y học đã phát minh ra nhiều loại thuốc giúp nhanh chóng giải quyết cơn đau cho bạn. Tuy vậy, bạn cần hết sức chú ý và cân nhắc đến tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau. Trong các bệnh lý gây đau thì các bệnh về xương khớp chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Người sử dụng cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc giảm đau xương khớp, dưới đây là những lời khuyên cho bạn.
Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau xương khớp
Chúng ta thường biết đến một số thuốc giảm đau thông dụng điển hình như paracetamol. Loại thuốc này cũng được dùng trong các thuốc giảm đau xương khớp mà không cần kê đơn. Mặc dù nó khá an toàn với liều lượng thấp, tuy nhiên người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với những nguy cơ trên tiêu hóa, gan, thận nếu bệnh nhân dùng thuốc kéo dài.
Nguyên tắc trong sử dụng thuốc giảm đau xương khớp bao gồm:
Hình 1: Thuốc giảm đau xương khớp nên được dùng bắt đầu từ thuốc ở mức thấp nhất với liều tối thiểu có hiệu quả
Thuốc giảm đau xương khớp nhóm chống viêm không steroid
Các bệnh xương khớp được xếp vào 4 nhóm cơ bản bao gồm nhóm bệnh có viêm, nhóm không có viêm, nhóm bệnh lý do các bệnh toàn thân khác, bệnh lý liên quan đến phần mềm cạnh khớp. Dù tình trạng đau xương khớp của bạn đến từ nguyên nhân nào trong số các nhóm trên, thuốc giảm đau xương khớp nhóm chống viêm không steroid cũng sẽ phát huy tác dụng.
Thông thường, thuốc giảm đau xương khớp nhóm chống viêm không steroid sẽ phát huy hiệu quả giảm đau ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên đây lại là nhóm thuốc đi kèm với nhiều tác dụng phụ để lại đặc biệt trên hệ tiêu hóa, tim mạch. Thuốc làm gia tăng nguy cơ viêm loét tiêu hóa, chày máu tiêu hóa, gia tăng các nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp.
Lưu ý cho người bệnh khi sử dụng thuốc giảm đau xương khớp nhóm chống viêm không steroid là nên bắt đầu bằng loại thuốc có ít tác dụng không mong muốn nhất và chỉ dùng thuốc dựa trên sự cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc. Nên khởi đầu bằng liều thấp nhất, không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu có hiệu quả. Dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể. Bệnh nhân cần theo dõi các ảnh hưởng trên dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng…và không sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều thuốc thuốc giảm đau xương khớp nhóm chống viêm không steroid với nhau.
Hình 2: Lưu ý chỉ sử dụng thuốc giảm đau xương khớp nhóm chống viêm không steroid dựa trên sự cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc
Thuốc giảm đau xương khớp nhóm glucocorticoid
Trong trường hợp đau xương khớp chưa kiểm soát được thông qua một số thuốc giảm đau xương khớp thông thường, thuốc giảm đau xương khớp nhóm không steroid thì thuốc giảm đau xương khớp nhóm glucocorticoid có thể được cân nhắc sử dụng. Tuy vậy trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc giảm đau xương khớp nhóm glucocorticoid không hợp lý, dùng kéo dài liên tục sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng trên nhiều hệ cơ quan của cơ thể như loãng xương, loét tiêu hóa, suy thượng thận, tăng đường huyết,…
Người bệnh chỉ dùng thuốc giảm đau xương khớp nhóm glucocorticoid khi có chẩn đoán chính xác và thực sự cần thiết. Sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể, giảm liều và ngừng ngay khi triệu chứng hoặc bệnh được kiểm soát. Cần theo dõi thường xuyên và kết hợp phòng ngừa biến chứng do thuốc.
Hình 3: Người bệnh chỉ dùng thuốc thuốc giảm đau xương khớp nhóm glucocorticoid khi có chẩn đoán chính xác và thực sự cần thiết
Tóm lại, thuốc giảm đau xương khớp tân dược giúp nhanh chóng giảm thiểu cơn đau nhức nhưng luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại đến cơ thể. Để tối ưu việc kiểm soát đau xương khớp, hạn chế lượng thuốc giảm đau xương khớp tân dược cần sử dụng, người bệnh cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị với nhau, bao gồm các thực phẩm bổ sung an toàn trong sử dụng lâu dài, vừa giúp giảm đau xương khớp lại vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh để phục hồi lại cấu trúc sinh lý đang bị tổn thương.
Tin khác